HDD laptop – từ tổng quan đến chi tiết cụ thể
HDD laptop là một thuật ngữ không hề xa lạ với bất kỳ ai. Chúng thường được biết đến với cái tên ổ cứng máy tính. Bởi khả năng lưu trữ hầu hết dữ liệu, HDD laptop là bộ phận để bạn lưu tâm hàng đầu. Bạn có thể tìm thấy hàng loạt các thủ thuật bạn có thể làm với ổ cứng HDD của mình. Chẳng hạn như kiểm tra dung lượng ổ cứng, hoặc phương pháp tăng dung lượng ổ cứng… Tuy nhiên, để làm được điều đó, việc trước tiên bạn cần làm là hiểu rõ thông tin về HDD.
Một chiếc laptop nho nhỏ có thể chứa rất nhiều bộ phận cùng vô số chi tiết tinh vi. Bạn có thể không phải là chuyên gia công nghệ máy tính. Nhưng ít nhất hãy chắc chắn rằng mình không mù mờ về những thành phần chính trong laptop của mình. Vậy HDD laptop chính xác là gì. Và cấu tạo của nó ra sao, nguyên lí làm việc như thế nào. Mọi thứ đều sẽ sáng tỏ khi bạn dành 5 phút tìm hiểu bài viết này.
HDD laptop – khái niệm cơ bản
Xuất phát từ cụm từ Hard Disk Drive trong tiếng Anh, HDD còn được biết đến với danh xưng ổ cứng máy tính, ổ cứng hoạt động bằng cơ, hoặc ổ cứng truyền thống laptop.
HDD laptop đóng vai trò chính trong việc lưu trữ dữ liệu của máy tính chủ. Ngoài ra, những bộ phận có cùng nhiệm vụ với ổ cứng HDD gồm có SSD và USB. SSD là ổ lưu trữ thể rắn có không gian lưu trữ tương đối lớn. Còn USB hiện đã cải tiến với công nghệ mới: ưu điểm vượt trội của USB 3.0 so với USB 2.0 là rất vượt trội. Tuy nhiên, HDD vẫn là chi tiết lưu trữ chính không thể thay thế được.
HDD laptop – dữ liệu lưu trữ đa dạng
Một ổ đĩa cứng có thể được sử dụng để lưu trữ mọi loại dữ liệu khác nhau. Đó có thể là hình ảnh, âm nhạc, video, tài liệu văn bản, hay bất kỳ tập tin được tạo ra hoặc tải về. Ngoài ra, HDD laptop còn giúp lưu trữ các tập tin cho các hệ điều hành và phần mềm chương trình chạy trên máy tính.
HDD laptop – phương thức kết nối với máy tính
Tất cả các ổ cứng máy tính cơ bản đều được gắn với bo mạch chủ máy tính bằng cáp ATA, SCSI, SATA hay. Nó còn được trang một kết nối đến các PSU (đơn vị cung cấp điện). Tuy nhiên, một số máy tính xách tay và máy tính để bàn hiện nay có thể có ổ đĩa flash đời mới. Do vậy mà HDD thường kết nối trực tiếp đến giao diện PCIe hoặc giao diện khác thay vì sử dụng cáp.
HDD laptop – cấu tạo chi tiết siêu tinh vi
Ổ đĩa cứng máy tính bao gồm nhiều thành phần sau được thiết kế tinh vi. Tất cả đều hoạt động tuần tự và ăn khớp vơi nhau. Bao gồm: các thiết bị chuyển động đầu từ, đầu từ với nhiệm vụ đọc và ghi, trục chính, và đĩa từ.
Những bộ phận này được gắn kết với nhau thông qua một bảng mạch điều khiển. Và đồng thời, bộ mạch này cũng giúp ổ cứng HDD kết nối với máy tính.
HDD laptop – kích thước và dung lượng
Các ổ đĩa cứng thường có khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu hơn so với bất kỳ loại ổ nhớ nào khác. Tuy nhiên, kích thước và dung lượng ổ cứng máy tính sẽ tùy thuộc vào thời điểm ra đời của nó. Trước đây, ổ cứng cũ thường có khả năng lưu trữ từ một vài trăm megabyte (MB) đến vài gigabyte (GB). Hiện nay, ổ cứng đời mới được cải tiến có thể có dung lượng nhớ từ vài trăm gigabyte tới vài terabyte (TB). Công nghệ mới và cải tiến cho phép tăng kích thước lưu trữ ổ cứng tăng lên theo thời gian.
HDD laptop – phương thức lưu trữ dữ liệu
Dữ liệu được đọc và ghi bởi ổ đĩa cứng nhờ vào bộ điều khiển đĩa. Khi hệ điều hành máy tính cần đọc hoặc ghi thông tin, nó kiểm tra ổ đĩa cứng của File Allocation Table (FAT) để xác định vị trí tập tin và các khu vực ghi sẵn. Một khi thông tin đã được xác định, các bộ điều khiển đĩa sẽ chỉ thị các thiết bị truyền động di chuyển cánh tay đọc / ghi và sắp xếp các đầu đọc / ghi. Các tập tin thường được rải khắp các platter, đầu cần phải di chuyển đến các địa điểm khác nhau để truy cập tất cả thông tin.
Một số thông tin cơ bản bên trên phần nào đã giúp bạn hiểu được phần nào về HDD laptop. Nhờ vào những kiến thức này, chắc chắn bạn sẽ có những biện pháp phù hợp để bảo quản ổ đĩa cứng. Hoặc áp dụng hiệu quả hơn những thủ thuật phát triển HDD.