SAN là gì? Các dạng SAN phổ biến
Nếu bạn đang quản lý cơ sở hạ tầng riêng của mình trong trung tâm dữ liệu cá thì bạn sẽ phải trải qua hàng loạt lựa chọn lưu trữ khác nhau. Lựa chọn một giải pháp lưu trữ phụ thuộc khá nhiều vào yêu cầu của bạn. Trước khi hoàn tất một tùy chọn lưu trữ cụ thể cho từng trường hợp. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu một loại hình lưu trữ dữ liệu cho người dùng tham khảo, đó là SAN, vậy SAN là gì?
1. Định nghĩa SAN (SAN là gì?)
SAN là gì? SAN là cụm từ viết tắt của “Storage area network”, là mạng có tốc độ cao và chuyên dụng kết nối với các kho lưu trữ chung của các thiết bị lưu trữ với nhiều server. SAN lưu trữ tài nguyên khỏi người dùng chung và tổ chức các tài nguyên này dưới hiệu suất cao và độc lập. Điều này cho phép mỗi máy chủ đều có thể truy cập vào bộ nhớ và chia sẻ nó như một ổ đĩa trực tiếp gắn liền với máy chủ. Khi máy chủ muốn truy cập vào thiết bị lưu trữ SAN nó sẽ gửi yêu cầu truy cập dựa vào các block.
SAN là gì? SAN là mạng lưu trữ được lắp ráp bằng cách sử dụng 3 thành phần chính đó là: cáp, bộ điều hợp bus chủ (HBA) và cuối cùng là công tắc. Mỗi một hệ thống chuyển mạch và các lưu trữ trên SAN phải được kết nối với nhau, tất nhiên những kết nối vật lý phải được hỗ trợ mức băng thông có thể xử lý đầy đủ các loại hoạt động về đữ liệu.
SAN luôn được quản lý một cách tập trung, và Fiber Channel (FC) SAN được biết đến là tốn kém, phức tạp và rất khó quản lý. Sự xuất hiện của các iSCSI (Internet Small Computer System Interface ) đã làm giảm đang kể những thách thức này bằng các gói các lệnh SCSI vào các gói IP để truyền qua kết nối Ethernet chứ không phải là kết nối với FC. Thay vì học hỏi để xây dựng và quản lý hai mạng (mạng cục bộ Ethernet (Lan) và FC để lưu trữ, có một tổ chức có thể sử dụng kiến thức của họ cho cả 2: LAN và SAN.
2. Các dạng SAN phổ biến
Virtual SAN
Mạng lưu trữ ảo (VSAN) là một phần mềm lưu trữ được định nghĩa bởi phần mềm được triển khai trên đầu trang của hypervisor như Vmware ESXI hoặc Microsoft Hyper-V. Các Virtual SAN mang lại 2 lợi ích chính đó là: dễ quản lý, khả năng mở rộng.
Unified SAN
Unified SAN dựa trên khái niệm về lưu trữ thống nhất, làm cho các lưu trữu tệp và lưu trữ khối thông qua một thiết bị duy nhất (thường là thiết bị NAS).
Converged SAN
Mạng lưu trữ thường được giữ riêng biệt với mạng Ethernet. Converged SAN sử dụng cơ sở hạ tầng của mạng phổ biến và loại bỏ cơ sở hạng tầng dự phòng, nó cũng làm giảm sự phức tạp cùng với chi phí xuống một cách đáng kể. SAN thường sử dụng FC trong khi các mạng dữ liệu thường dựa trên Ethernet.
3. Ưu điểm và nhược điểm của SAN
• Lợi ích của việc sử dụng SAN là lưu trữ được xem như một nhóm các nguồn lực có thể được quản lý và phân bổ tập trung trên các cơ sở cần thiết. SAN có thể sử dụng và bổ sung theo yêu cầu.
• Nhược điểm của SAN chính là chi phí tốn kém, sử dụng phức tạp, việc quản lý và xây dựng đòi hỏi kỹ thuật cao.
Các ứng dụng ngày nay tốn rất nhiều tài nguyên, do đó các yêu cầu cần phải được xử lý đồng thời trong thời gian là mỗi giây. Chính vì vậy một công nghệ lưu trữ được sử dụng để lưu trữ các cơ sở dữ liệu lưu lượng truy cập cao phải nhanh chóng trong đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Qua bài viết này người đọc có thể hiểu được SAN là gì? Các dạng SAN phổ biến
Đồng thời sẽ có sự lựa chọn riêng đáp ứng quá trình sử dụng lưu trữ của mình.
Xem thêm: